Nguyễn Phúc Quang Anh, Việt Nam. Tốt nghiệp chương trình cử nhân “Kinh doanh và Quản lý Quốc tế” tại Trường Kinh tế Cao cấp, Đại học Nghiên cứu Quốc gia St. Petersburg
Trong thế giới hiện nay, nơi mà sự đa dạng văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển của doanh nghiệp, nền giáo dục quốc tế đã trở thành yếu tố then chốt của sự thành công đối với nhiều người trẻ. Nhân vật được chúng tôi phỏng vấn, Nguyễn Phúc Quang Anh, tốt nghiệp chương trình cử nhân Kinh doanh và Quản lý Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở St. Petersburg, đồng ý với điều này.
Bạn có thể vui lòng cho chúng tôi biết đôi lời về bản thân bạn và lý do bạn quyết định du học tại Nga. Gia đình bạn phản ứng thế nào khi biết về ý định du học của bạn ở một quốc gia khác?
- Năm nay em 26 tuổi và em đến từ một đất nước nhiệt đới xinh đẹp - Việt Nam. Từ nhỏ, em đã mơ ước được đi du học để khám phá những cơ hội mới về cả giáo dục và văn hóa. Em có cả một danh sách các trường đại học hấp dẫn nhất từ nhiều quốc gia khác nhau. Em thừa nhận rằng rất khó để đưa ra lựa chọn. Mẹ em khuyên rằng em nên xem xét kỹ hơn một trường đại học ở Nga. Bố mẹ em đã sống và làm việc ở Nga trong một thời gian dài. Họ có thể cho em những lời khuyên hữu ích nhất để nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới. Những câu chuyện hấp dẫn về nước Nga mà bố mẹ kể cho em chỉ làm tăng thêm sự quan tâm của em đối với đất nước này. Cuối cùng, sau khi đã quyết định chọn một trường đại học, em đã không chia sẻ tin tức này với họ ngay lập tức. Khi em thông báo với bố mẹ rằng quyết định của mình là chọn Nga, họ đã rất vui mừng.
Tại sao bạn chọn ngành quản lý?
- Ước mơ lớn nhất mà em ấp ủ là sở hữu một doanh nghiệp của riêng mình. Đó là lý do tại sao em chọn ngành quản lý để có được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Thế giới hiện đại đang thay đổi nhanh chóng, với những cơ hội mới cũng như những vấn đề và thách thức mới. Để cải thiện hệ thống quản lý trong một tổ chức, cần phải tích cực áp dụng các kiến thức và kỹ thuật quản lý sáng tạo để đạt được mục tiêu cuối cùng là duy trì và phát triển một doanh nghiệp thành công. Vì lý do này, em đã chọn học chương trình Kinh doanh và Quản lý Quốc tế với mong muốn có được kiến thức sâu rộng và các kỹ năng thực tế. Ngoài ra, chương trình này luôn được tích hợp và cập nhật các khóa học mới, phù hợp với các xu hướng thiết yếu hất trong quản lý kinh doanh.
Điều gì đã dẫn dắt bạn trong việc lựa chọn trường đại học?
- Sau khi quyết định hướng đi cho sự nghiệp tương lai của mình, em bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Internet về các trường đại học kinh tế tốt nhất ở Liên bang Nga. Danh sách liệt kê được hóa ra khá dài, nhưng sau khi nghiên cứu và so sánh cẩn thận, Trường Kinh tế Cao cấp dường như là lựa chọn hấp dẫn nhất đối với em. Khi xem xét các thành tích của trường đại học, xếp hạng, đời sống học thuật và sinh viên, cơ sở hạ tầng của trường và các yếu tố khác, em đã không ngần ngại nộp đơn vào Trường Kinh tế Cao cấp. Bây giờ, khi trả lời câu hỏi này, em nhận ra rằng hành động của mình khá mạo hiểm, nhưng cuối cùng, nó rất đáng giá.
Môn học khó nhất ở trường đại học của bạn là gì? Và bạn đã xoay xở để vượt qua môn học đó như thế nào?
- Em không thể nêu tên một môn học nào cụ thể là khó nhất tại HSE (Higher School of Economics). Tất cả các môn học có thể đều khó hoặc không khó đối với em. Nhưng em nhớ rằng sau 4 năm, em đã có thể vượt qua thành công một số môn học với rất nhiều bài tập nhờ vào sự chăm chỉ của bản thân và sự hỗ trợ từ bạn bè.
Việc làm việc nhóm, tham khảo thêm ý kiến của các giáo sư, nhận lời khuyên hữu ích từ các sinh viên năm cuối và tiếp cận các nguồn tài nguyên khoa học của HSE là những điểm chính giúp em vượt qua tất cả các kỳ thi.
Sự kiện đáng nhớ nhất đã xảy ra với bạn tại trường đại học là gì?
- Em vẫn nhớ rất rõ một sự kiện văn hóa tại HSE, nơi em có cơ hội tham gia vào từ năm nhất đại học. Sự kiện thường niên này được tổ chức cho tất cả sinh viên để giới thiệu với nhau về sự đa dạng của các nền văn hóa. Nhóm của chúng em đại diện cho Việt Nam. Chúng em đã chuẩn bị rất nhiều món ăn dân tộc cho sự kiện và trang trí gian hàng của mình bằng các họa tiết và hình ảnh truyền thống của Việt Nam. Những người bạn Nga của chúng em đã học cách biểu diễn các điệu múa truyền thống của Việt Nam. Sự kiện này là điểm nhấn trong cuộc sống của em tại HSE vì mọi người đều vui vẻ và thích tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Nhóm sinh viên Việt Nam của chúng em cảm thấy được chào đón ở một đất nước xa lạ. Một số người gọi sự kiện này là sự giao lưu văn hóa, nhưng em tin rằng mục đích thực sự của nó là thúc đẩy tình yêu và sự hiểu biết giữa các nền văn hóa giữa các dân tộc.
Bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho sinh viên từ nhiều quốc gia khác nhau đang có kế hoạch du học tại Nga? Theo bạn, họ nên đặc biệt chú ý đến điều gì khi chuẩn bị vào một trường đại học Nga?
- Em nghĩ rằng, khi đã chọn Nga và một trường đại học để học, mỗi sinh viên đều nên cố gắng lập kế hoạch cho cuộc sống của mình. Em chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các ứng viên và nhấn mạnh rằng không có kế hoạch nào là hoàn hảo. Bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống không mong đợi có thể khiến bạn bất ngờ. Nhưng đừng lo lắng, vì ở Nga và tại Trường Kinh tế Cao cấp, bạn luôn có thể trông cậy vào sự hỗ trợ.